COP28 đạt được những cam kết rất thực chất

Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP28) đã kết thúc và đạt được những thành công lớn về cắt giảm phát thải. Lần đầu tiên sau gần ba thập kỷ, các chính phủ của gần 200 quốc gia đã phê chuẩn một thỏa thuận kêu gọi các nước ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch – nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu.

Thỏa thuận này được gọi là “kiểm soát khí thải toàn cầu” đã được Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber ca ngợi là “lịch sử” trong bài phát biểu bế mạc. Liên minh châu Âu hoan nghênh những gì được mô tả là “sự khởi đầu của sự kết thúc” của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch.

Nhưng nghịch lý lại là Mỹ, thành viên nhiệt tỏ ra quyết tâm nhất chống biến đổi khí hậu – đồng thời là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt kỷ lục tính từ đầu năm đến nay.

Sản lượng dầu của Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 13,2 triệu thùng/ngày trong tháng 9, nhiều hơn các nhà sản xuất hàng đầu như Saudi Arabia, quốc gia đứng đầu OPEC và Nga, quốc gia có sản lượng lớn nhất ngoài OPEC.

GS Jean Su, Giám đốc trung tâm đa dạng sinh học ở Mỹ nói rằng: “Cuộc chiến nhằm chấm dứt dầu, khí đốt và than đá giờ đây phải được tiến hành ở cấp quốc gia với sự dẫn đầu của Mỹ bằng cách tạm dừng phê duyệt các dự án nhiên liệu hóa thạch mới và đặt ra mức đóng góp nhiều hơn cho COP29 vào năm tới”.

Kể từ khi Nga mất dần vai trò trên thị trường năng lượng hóa thạch do cuộc chiến tại Ukraine, các nhà xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt Mỹ kiếm bộn tiền, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực này.

Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu dầu của Mỹ đạt kỷ lục 119,37 tỉ USD, tăng 71,71% so với năm 2021, đứng đầu thế giới và ngôi vị này tiếp tục duy trì trong năm 2023. Xuất khẩu dầu cũng ở mức cao kỷ lục, trung bình 3,99 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2023 – tăng gần 20% so với nửa đầu năm 2022.

Mặc dù quyết tâm chống biến đổi khí hậu, nhưng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ ở mức kỷ lục.

Quyền lực Mỹ còn gắn chặt với dầu mỏ thông qua hệ thống “Petrodollars” được thiết lập từ thập niên 70 đến nay. Nói dễ hiểu, không quốc gia nào không cần dầu, muốn có dầu phải dùng đô la Mỹ để mua.

Trong một giao dịch như vậy, đồng tiền của các quốc gia sẽ suy yếu (bằng việc bán nó) và góp phần trực tiếp củng cố giá trị của đồng đô la Mỹ bằng cách làm gia tăng nhu cầu sử dụng đồng tiền này. Nhờ “luật” này, đồng tiền Mỹ thao túng gần như toàn bộ kinh tế toàn cầu.

Câu hỏi quan trọng lúc này là: Nếu loài người không còn sử dụng dầu mỏ – đồng đô la Mỹ tự nhiên sẽ mất dần giá trị? Để giải đáp vấn đề này, hãy quay lại trước năm 1971 lúc USD còn dùng vàng làm bản vị, còn gọi là hệ thống Bretton Woods.

Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại, nợ công Mỹ tăng kỷ lục làm giảm giá trị “đồng bạc xanh”, rất nhiều quốc gia lo sợ nên đã chuyển dự trữ USD thành vàng khiến kho vàng của Mỹ cạn kiệt.

Thấy tình thế bất ổn, giới “đầu sỏ” tài chính Mỹ đơn phương sửa luật chơi. Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa sổ vàng, xóa bỏ hệ thống Bretton Woods. Đây là cú bẻ kèo tráo trở nhất lịch sử kinh tế, sau đó Petrodollars ra đời thay thế.

Sự biến mất của dầu mỏ là bình thường, nhưng quyền lực Mỹ mất đi là điều khó chấp nhận với thế lực ngầm đứng sau lưng tổ chức sản xuất ra đồng tiền số một đó là FED. Chắc chắn sẽ có biến cố lớn.

Nikki Reisch, chuyên gia tại Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế, bình luận: “Chừng nào những kẻ gây ô nhiễm lớn nhất, trong đó có Hoa Kỳ, tiếp tục mở rộng dầu khí một cách liều lĩnh và kiên quyết từ chối cung cấp tài chính khí hậu cho bất kỳ thành tựu nào đạt được, thì thế giới sẽ vẫn đi vào con đường chết”.