c6def139850d8f49e08b8e14f42d11e9-enternews-1652619436

Zara đã tính phí hoàn trả các sản phẩm đã mua qua mạng

Khách hàng hiện phải trả 1,95 bảng Anh để trả lại quần áo, chi phí này sẽ trừ trực tiếp vào khoản tiền hoàn lại. Các mặt hàng đã mua trực tuyến vẫn có thể được trả lại miễn phí tại các cửa hàng.

Trước đó, các công ty thời trang như Uniqlo và Next cũng đã có động thái tương tự.

Mua sắm trực tuyến đã bùng nổ trong đại dịch, nhưng lượng hàng trả lại đang gia tăng nhiều hơn so với các sản phẩm mua tại cửa hàng, qua đó làm gia tăng chi phí cho các nhà bán lẻ. Đầu tháng này, thương hiệu thời trang nhanh Boohoo cho biết mặc dù lợi nhuận tăng vọt, song chi phí hoàn trả quá lớn đã dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận hàng năm của hãng.

Các nhà phân tích cho biết các nhà bán lẻ khác có khả năng sẽ theo chân Zara trong việc tính phí đổi trả hàng.

Nick Carroll, phó giám đốc nghiên cứu bán lẻ của Mintel cho biết: “Đó là một xu hướng đã bắt đầu trước đại dịch và sẽ còn tiếp tục, khi mua sắm trực tuyến tiếp tục phát triển”.

Ông Carroll cho biết việc cho phép trả hàng miễn phí tại cửa hàng có thể giúp khuyến khích khách quay trở lại cửa hàng. “Nhờ vậy, sản phẩm được đưa vào bày bán trở lại nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn cũng như tăng cơ hội mua sắm khi người mua đã đặt chân vào cửa hàng.”

Động thái trên của Zara ngay lập tức vấp phải chỉ trích. Một người đã viết trên Twitter: “Zara thay đổi chính sách hoàn trả khiến khách phải chịu phí nhưng lại không đưa ra thông báo? Không hay ho chút nào”.

uniqlo_manchester_john_b_hewitt__shutterstock-com_shutterst-enternews-1652619497

Uniqlo cũng đã có động thái tương tự

Một người khác cho biết cô “rất thất vọng” trước động thái này và nói thêm: “Tôi mong đợi nhiều hơn từ hãng. Các thương hiệu tốt và chất lượng không bao giờ tính phí này.”

Nhưng cũng có một bộ phận ủng hộ động thái này vì tác động đến môi trường của nó, nói rằng đây là một “biện pháp hay giúp ngăn chặn lượng khí thải CO2”.

Về mặt pháp lý, khách hàng có quyền yêu cầu hoàn tiền đầy đủ cho những sản phẩm không đạt chất lượng, không đúng mục đích hoặc không đúng như mô tả, miễn là việc đó được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày sở hữu.

Zara không phải là hãng đầu tiên và họ sẽ không phải là nhà bán lẻ lớn cuối cùng bắt đầu tính phí trả hàng qua bưu điện. Các cửa hàng đã rất mong muốn được hưởng lợi từ việc tăng doanh số bán hàng trực tuyến, nhưng không ai trong số họ muốn đau đầu về hậu cần và chi phí để xử lý hàng trả lại. Các mặt hàng cần sau khi nhận từ bưu điện phải được gửi đến nhà kho, đóng gói, làm sạch và sau đó đem bán lại – quá trình đó không chỉ tốn kém hơn mà còn có thể khiến sản phẩm đó “lỗi thời”.

Các chuyến xe chuyển hàng gửi trả cũng có tác động đáng kể tới môi trường, điều mà khách hàng ý thức được nhưng thói quen mua sắm hình thành từ đại dịch và việc gửi trả hàng trực tiếp tại nhà sẽ khó có thể thay đổi nếu không ảnh hưởng đến tài chính của khách.

Điều các cửa hàng mong muốn đạt được lúc này là thuyết phục người mua không trả lại hàng qua bưu điện. Zara đang hy vọng đạt được sự cân bằng bằng một mức giá hoàn lại khiến khách hàng quay trở lại cửa hàng mà không cảm thấy khó chịu.

Quân Bảo