Lạm phát vẫn có thể tăng trở lại trong những tháng tiếp theo, chủ yếu do giá hàng hóa toàn cầu tăng, lẫn hiệu ứng đến từ mức nền thấp của năm trước.
Trên toàn cầu, các yếu tố thúc đẩy lạm phát đã bắt đầu lộ diện và có thể chi phối đến Việt Nam. Trong đó, FED giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng để sớm đưa lạm phát lên mức kì vọng 2%. Chính quyền Biden cũng quyết tâm đưa ra gói kích thích mới 3.000 tỷ USD. Điều này cộng hưởng cùng chính sách tiền tệ nới lỏng của nhiều nền kinh tế suốt năm qua, sẽ đưa kinh tế thế giới bước vào một chu kì lạm phát mới.
Việt Nam chưa xuất hiện áp lực giá cho do cầu kéo với CPI lõi chỉ tăng nhẹ 0,6% trong 2 tháng đầu năm nay. Chính phủ đã tỏ ra thận trọng với các biện pháp nhằm giữ ổn định giá hàng hóa trong nước. Song lạm phát vẫn có thể tăng trở lại trong những tháng tiếp theo, chủ yếu do giá hàng hóa toàn cầu tăng, lẫn hiệu ứng đến từ mức nền thấp của năm trước.
Lưu ý, giá nguyên nhiên liệu đầu vào của thế giới – giá dầu, hiện đã vọt qua mức tăng bình quân ở thời kì nền kinh tế toàn cầu bình thường năm 2019 là khoảng 59-64 USD/ thùng đối với dầu WTI và 60- 64USD/thùng đối với dầu Brent, là mức thấp đã điều chỉnh giảm suốt 3 tuần do lo ngại phong tỏa mới bởi COVID-19 làm chậm lại đà tăng giá nhiên liệu.
TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phân tích rằng, sở dĩ tỷ lệ lạm phát trong nước khá thấp trong những năm gần đây chủ yếu là bởi giá nguyên, nhiên, vật liệu và hàng hóa thế giới giảm. Tuy nhiên, giá nguyên nhiên liệu còn được dự báo sẽ tăng tới 75 USD/ thùng theo Goldman Sachs hay 80-100 USD /thùng theo Scar Trading thì áp lực giá cầu kéo đối với CPI lõi của Việt Nam, theo đó sẽ không dễ kiểm soát như các năm đã qua.
Thuận Hóa