BioNTech của Đức cho biết sẽ sản xuất hàng trăm liều vắc-xin ngừa COVID-19 trong năm 2020.
Thông tin này vừa được ông Ugur Sahin đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty sinh học BioNTech cho biết trên tờ Wall Street Journal.
Theo đó, trước khi được cấp phép thông qua vào cuối năm 2020, hàng trăm liều vắc xin ngừa COVID-19 có thể được đơn vị này sản xuất. “Dự kiến, đến hết năm 2021 sẽ có hơn 1 tỉ liều vắc xin ngừa COVID-19 được đưa ra thị trường” – ông Sahin kỳ vọng.
BioNTech tiền thân là đơnv ị tập trung vào nghiên cứu chữa bệnh ung thư, là một trong 17 công ty đã bắt đầu thử nghiệm trên người đối với vắc-xin coronavirus trên toàn thế giới. Công ty được thành lập vào năm 2008 bởi CEO, Ugur Sahin và vợ ông, wifezlem Türeci. Cả hai đều là bác sĩ.
Mẫu vắc xin do BioNTech phát triển có tên gọi mRNA. BioNTech hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn III, bước cuối cùng trong thử nghiệm, vào cuối tháng 7.
Ông Ugur Sahin cho biết, thử nghiệm trong giai đoạn này sẽ có sự tham gia của 30.000 người, nằm trong một nghiên cứu mà các ứng viên sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên.
Công ty của Đức kỳ hy vọng sẽ kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3 vào cuối năm, cũng là thời điểm BioNTech tìm cách xin được chứng nhận của các nhà chức trách trên toàn thế giới nhằm đưa vaccine ra thị trường.
Để thúc đẩy năng lực sản xuất vắc xin, BioNTech đã công bố quan hệ đối tác với Pfizer nhằm tăng cường nỗ lực điều chế ở Mỹ và với một số công ty quốc tế khác như Fosun Pharma của Trung Quốc để mở rộng sản xuất trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Sahin cũng cho biết, ngay cả khi BioNTech và các đối tác sẵn sàng nâng quy mô sản xuất trước khi được cấp phép và nhiều công ty công bố mẫu vắc xin ở cùng một thời điểm, sẽ phải mất khoảng 10 năm để con người đạt được miễn dịch trước COVID-19.
“Tôi cho rằng chúng ta chỉ có thể xử lý dứt điểm được chủng virus này khi có khoảng 90% dân số toàn cầu đạt được miễn dịch, hoặc là qua lây nhiễm, hoặc là qua phòng vắc xin”, ông Sahin nói.
Mặc dù BioNTech có thể có vài trăm triệu liều vắc-xin được sản xuất trước khi được phê duyệt theo quy định và hơn 1 tỷ vào cuối năm tới. Tuy nhiên, với cơn đại dịch đang bùng nổ và lây lan mạnh, “sẽ cần khoảng một thập kỷ để cung cấp khả năng miễn dịch trên toàn thế giới cho COVID-19, ngay cả khi một số công ty tung ra vắc-xin đồng thời”, ông Sahin nói.
Tính đến 7h30 ngày 13/7 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 13.027.835 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 571.076 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 7.575.523 người.
Mỹ đang là tâm dịch của thế giới với 3.413.941 ca nhiễm và 137.782 ca tử vong. Bang Florida (Phlo-ri-đa) ngày 12/7 thông báo đã ghi nhận 15.299 ca dương tính với virus SASR-CoV-2 trong 24 giờ qua, qua đó trở thành bang có số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi đại dịch này bắt đầu bùng phát tại Mỹ.
Lam Song