Oreo rất nghiêm túc với những công thức hương vị của mình – họ không xây hẳn một căn hầm chứa bí mật kinh doanh chỉ để làm quảng cáo.
Đội ngũ đặc nhiệm phát triển các hương vị giới hạn bao gồm 6 người được bảo vệ rất nghiêm ngặt và được giữ bí mật một cách tối đa. Mondelez – công ty mẹ của Oreo – còn từ chối nói ra tên gọi của đội này.
Công việc của đội đặc nhiệm này: đổi mới hương vị.
Kể từ năm 2012, họ đã tung ra 65 vị Oreo bao gồm Jelly Donut, Waffle và si rô, Tiramisu, Pina Colada, thậm chí cả vị… gà rán ở Trung Quốc
Nhiệm vụ của họ: Làm khơi dậy tình yêu với thương hiệu đã 108 năm tuổi. Một chiếc bánh Oreo vị wasabi có thể không phải lựa chọn phổ biến, nhưng nó đủ “kích thích” khách hàng đến thử.
Đó cũng là nhiệm vụ tối thượng của nhóm này: kéo khách hàng quay trở lại hương vị truyền thống của Oreo. Những hương vị lạ và sự hợp tác với các nhãn hàng hay người nổi tiếng một phần nào đó giúp khách hàng nhìn nhận lại hương vị nguyên thuỷ của bánh. Và chiến lược này dường như đang phát huy tác dụng:
Doanh số bán hàng của các dòng Oreo đặc biệt tăng hơn 12% trong ba năm qua – trong cùng thời gian này, doanh số của dòng Oreo nguyên thuỷ tăng hơn 22%. 15-20% doanh số đến từ những người mua sắm lần đầu, theo tính toán của CEO Mondelez.
Điều đó cho ta bài học gì?
Có nhiều cách để hâm nóng tình cảm trong lòng khách hàng – kể cả nhóm người dùng cũ và mới. Một trong số đó là nhấn mạnh lại các hương vị hay sản phẩm gốc thông qua các dòng sản phẩm giới hạn – vốn có đặc điểm chung là độc đáo, mới lạ và không dành cho số đông.
Lấy ví dụ, Oreo đã từng hợp tác với Supreme cho dòng bánh Oreo có in logo của Supreme, hay Lady Gaga với dòng bánh “màu mè” với vỏ đỏ và nhân xanh. Trong cả hai trường hợp, Oreo tạo được hiệu ứng truyền thông và khiến người tiêu dùng chú ý – chỉ để hướng họ về lại hương vị truyền thống của mình.
Dunkin Donuts và Starbucks cũng là các thương hiệu sử dụng chiến lược tương tự với các dòng sản phẩm theo mùa, còn Crocs chọn cách hợp tác với Justin Bieber. Tất cả đều chung ý tưởng với Oreo.
Còn gì nữa nhỉ?
Google vướng vào vụ kiện chống độc quyền thứ ba trong vài tháng qua, liên quan đến hoạt động tìm kiếm của họ. Trong một diễn biến khác, thương vụ mua lại Fitbit trị giá 1,2 tỷ USD đã được các cơ quan quản lý của EU thông qua.
Ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood phải đền bù 65 triệu USD trong một cáo buộc lừa dối khách hàng của Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ.
Coca-Cola cắt giảm 2.200 việc làm toàn cầu như một phần của nỗ lực tái cơ cấu.
FedEx cho biết lợi nhuận của họ tăng gần gấp đôi trong quý trước khi nhu cầu mua hàng gia tăng.