im-158093-enternews-1609870758

Khởi nghiệp từ sữa, nổi tiếng nhờ sô-cô-la, nhưng lại ăn đậm từ một sản phẩm hoàn toàn khác, Nestlé là minh chứng cho chiến lược “bán mọi thứ miễn có tiền”.

Nhắc đến Nestlé, mọi người thường nghĩ ngay đến sữa, và đặc biệt là những thanh sô-cô-la ngọt ngào với những cái tên quen thuộc như KitKat, Crunch hay Milkybar.

Nhưng một điều bất ngờ là những thanh kẹo nổi tiếng đó lại chỉ đem về chưa tới 9 tỷ USD doanh số trong năm 2019, chiếm khoảng 10% so với tổng doanh thu 104 tỷ USD mỗi năm của Nestle.

nestle-kitkat-retail-candy-enternews-1609870795

Vậy thì đâu là mảng sản phẩm thu được nhiều tiền nhất của Nestlé. Câu trả lời có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Người hùng thực sự đằng sau số tiền khổng lồ này chính là: Cà phê.

Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi biết Nestlé chính là công ty nắm giữ 3 thương hiệu cà phê nổi tiếng: Starbucks, Nescafe và Nespresso. Mỗi năm, Nestle thu mua tận 110 ngàn tấn hạt cà phê tươi. Khối lượng này nặng bằng 550 con cá voi xanh trưởng thành – loài động vật có vú lớn nhất hành tinh.

Starbucks ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong lịch sử của Nestle. Chỉ trong vòng chưa đến 12 tháng, thương hiệu này đã tăng thêm 29 sản phẩm mới, mở rộng đến hơn 40 thị trường và tạo ra doanh thu 326 triệu USD năm 2019.

nescafe-aromatico_nescafe-excellente-enternews-1609870818

Dòng sản phẩm bột đồ uống và đồ uống sẵn (bao gồm cafe và Milo) chiếm tận 25% – tức 25.2 tỷ USD – doanh thu thường niên của Nestlé.

Ngoài cà phê và Milo, nước uống đóng chai cũng vinh dự góp mặt vào danh sách với doanh số chẳng kém gì mặt hàng bánh kẹo. Hơi khó tin, thế nhưng Nestlé sở hữu tận 50 thương hiệu nước uống đóng chai, trở thành nhà kinh doanh nước đóng chai lớn nhất thế giới.

Trên thực tế, cà phê, Milo hay nước đóng chai không phải là sản phẩm đầu tiên của Nestlé. Khi vừa thành lập năm 1867, Nestlé kinh doanh các mặt hàng sữa và bột ăn dặm cho trẻ.

Cuối những năm 1920, đầu 1930, Cơn đại khủng hoảng kinh tế nổ ra trên thế giới, đẩy các công ty vào bờ vực phá sản. Nestlé cũng không ngoại lệ. Họ bắt đầu buộc phải chuyển mình để thích nghi với thị trường. Và thế là Nestlé bắt đầu tìm ra sản phẩm cà phê để bán.

vietnam-nestle-milo-chocolate-malt-milk-enternews-1609870844

Hãng đã vượt qua được giai đoạn suy thoái kinh tế và ngày càng phát triển. Công ty này càng biết cách mở rộng hoạt động và tập trung vào cải tiến để vượt mặt đối thủ. Dần dần, họ mở rộng ra đến tận 29 thương hiệu khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm. Chính sự đa dạng này đã giúp Nestlé thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Theo đó, mặc dù doanh thu các mặt hàng nước uống, kem, sữa công thức trẻ em suy giảm, thế nhưng bù lại sản phẩm cà phê và thức ăn thú cưng vẫn giữ vững phong độ. Không chỉ vậy, nhu cầu về cà phê tại nhà tăng vọt giúp Nestlé tăng trưởng 2.8% trong nửa đầu năm 2020.

Với Nestlé, nơi nào thị trường cần, nơi đó Nestlé sẽ tìm sản phẩm để bán. Kinh doanh chính là như vậy, bán mọi thứ thị trường cần, miễn là ra tiền.