Mới đây, mặc dù chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã dừng việc áp đặt các hạn chế đối với các hãng hàng không Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại, phía Bắc Kinh lại đang cố tình gây rắc rối và tạo sự khó dễ với việc nối lại các dịch vụ bay của các hãng hàng không Hoa Kỳ. Một động thái khiến cho cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở vào tình trạng căng thẳng tột độ.

Delta Air Lines và United Airlines muốn bắt đầu nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào tháng 6 tới.

Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ, nơi đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc cho phép nối lại dịch vụ hàng không hành khách của Mỹ, đầu tuần này đã bắt buộc phải trì hoãn một vài chuyến bay đến Trung Quốc vì nhiều lý do bên lề.

Hiện tại, Delta Air Lines và United Airlines muốn bắt đầu nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào tháng 6 tới. Trong khi đó, các hãng hàng không Trung Quốc vẫn tiếp tục được phép bay tới Mỹ trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19.

Phía chính quyền Mỹ cho rằng có một sự “không công bằng” trong việc đối xử giữa các hãng hàng không hai nước. Họ đưa ra những cáo buộc để phản đối tình hình hiện tại của giới chức Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bày tỏ sự “thất vọng” với việc chính quyền Bắc Kinh không cho các hãng hàng không Mỹ được thực hiện quyền lợi đầy đủ và từ chối các hãng này được quyền cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng với các hãng Trung Quốc.

Trên thực tế, kể từ ngày 31/1, mặc dù Mỹ đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh hầu hết các công dân nước ngoài đã lưu trú ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, Mỹ đã không đưa ra bất cứ một lệnh hạn chế nào với các chuyến bay phía Trung Quốc. Trong khi đó, các hãng lớn của Mỹ tình nguyện dừng toàn bộ các chuyến bay thương mại tới Trung Quốc vào tháng 2.

Giờ đây, khi mà các cuộc đàm phán với phía Bắc Kinh không đi đến thỏa thuận, khiến các hãng như là Delta Air Lines hay United Airlines vẫn chưa thể nối lại các đường bay.

Trong một diễn biến khác liên quan đến những căng thẳng trong tình hình hai nước gần đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế vì cáo buộc liên quan đến nhân quyền và các mối lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế vì cáo buộc liên quan đến nhân quyền và các mối lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.

Động thái này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh dấu những bước đi mới nhất của chính quyền Trump nhằm trấn áp các công ty có hàng hóa sử dụng để hỗ trợ các hoạt động quân sự của Trung Quốc và trừng phạt Bắc Kinh vì cách thức đối xử với các nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ. Bên cạnh đó là việc chính quyền Bắc Kinh tiết lộ chi tiết về kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

Bảy công ty và hai tổ chức đã được liệt kê là “đồng phạm” với những vi phạm và lạm dụng nhân quyền trong chiến dịch đàn áp của Trung Quốc, bắt bớ, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao với người Duy Ngô Nhĩ.

Ngoài ra, hai chục công ty khác, các tổ chức chính phủ và các tổ chức thương mại có hành động hỗ trợ mua sắm các mặt hàng phục vụ cho quân đội Trung Quốc cũng bị liệt vào “danh sách đen” thương mại.

Một trong số đó có tên là NetPosa, công ty AI nổi tiếng của Trung Quốc, có công ty con nhận dạng khuôn mặt có liên quan đến sự giám sát của người Duy Ngô Nhĩ. Có khá nhiều các công ty trong danh sách đen tập trung vào mảng trí tuệ nhân tạo và nhận diện khuôn mặt, thị trường mà các công ty chip của Mỹ như Nvidia Corp và Intel Corp đã đầu tư vào rất nhiều.

Có thể kể ra ở đây một loạt các công ty “đình đám” của Trung Quốc bị lọt vào danh sách đen của chính quyền Trump. Qihoo360 – một công ty an ninh mạng lớn, CloudMinds – được Softbank Group Corp rót vốn, rồi thì Xilinx – công ty sản xuất chip, rồi đến Hikvision – công ty về camera và công ty tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc là Huawei thì đã nằm sẵn trong danh sách đen của Mỹ từ năm 2019.

Có thể nói, bất kể từ việc gây “khó dễ” của chính quyền Bắc Kinh lên các hãng hàng không của Mỹ hay là các lệnh trừng phạt của chính quyền Trump với phía Trung Quốc đều là hệ quả khi quan hệ Mỹ – Trung đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Tuần trước, một hành động được cho là “gây hấn” từ phía Washington khi mà Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật có thể cấm cản các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn về kiểm toán từ phía Washington.

Nguyễn Chuẩn