“Bản thân những người quá cứng nhắc với kế hoạch kinh doanh sẽ bị chết bởi kế hoạch kinh doanh.”
Mỗi ngày đi qua sẽ mang đến cho bạn những bất ngờ mới, rủi ro mới, cơ hội mới khi bạn đang startup. Đối với các doanh nhân khởi nghiệp, những bất ngờ đó, có thể khiến việc thiết lập các kế hoạch, các mục tiêu trở nên vô ích. Thật khó để lên kế hoạch khi mà có rất ít dự đoán về tương lai nhưng bản thân những bất ngờ đó có thể sẽ tạo ra các mục tiêu thực sự của bạn trong thời gian tới. Hầu hết các bạn khi startup đều bị cuốn vào việc tập trung các mục tiêu: doanh thu, sản phẩm, hợp tác và phát triển đội ngũ mà quên rằng cần phải để ý đến các yếu tố vô hình đang tác động trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn.
Hãy xem kế hoạch kinh doanh của bạn có đầy đủ 5 điều dưới đây không?
1. Hãy xem xét ý định của bạn.
Trong thế giới phẳng và siêu cạnh tranh ngày nay, thật dễ dàng để có thể nhìn thấy những thành công hào nhoáng bên ngoài nhưng điều đó có thể sẽ không mang lại lợi ích nhiều như bạn nghĩ . Nó có thể là một bài báo truyền thông, một sự gia tăng trong số người theo dõi trên Instagram, một giải thưởng hoặc tham dự một hội nghị cao cấp nào đó. Đó không phải là vấn đề nhưng khi bạn đã đặt mục tiêu của mình, hãy xem xét điều gì sẽ thực sự gây ảnh hưởng lớn nhất tới bạn trong năm tới. Quan trọng là bạn phải tự hỏi, đó có phải là mục đích mà bạn muốn hướng tới. Thời gian là có hạn, nếu chúng ta càng có nhiều lựa chọn, càng có nhiều mục tiêu thì càng có nhiều khả năng thành công.
2. Hãy học một cái gì đó mới .
Khi đặt mục tiêu, lập kế hoạch, hãy xác định mục tiêu yêu cầu bằng cách học một kỹ năng mới. Đề ra cho bản thân một niềm tin, đăng ký các khóa học và học cách quảng cáo hoặc lên kế hoạch tham dự ít nhất một sự kiện kết nối mỗi tháng. Đôi khi những ý tưởng sẽ nảy sinh bằng cách mở rộng suy nghĩ và trau đồi kỹ năng, hãy truyền cảm hứng cho bản thân theo những cách mà bạn có thể.
Có nhiều người sai lầm khi bị cuốn vào công việc hàng ngày đến mức hiếm khi ưu tiên các cơ hội bên ngoài doanh nghiệp, điều đó góp phần khiến bạn bị cô lập. Là một lãnh đạo doanh nghiệp, bạn phải luôn luôn tâm niệm phần thưởng của việc đầu tư phải là bản thân và cộng đồng. Hãy phát triển kỹ năng nhưng cũng đừng quên tái tạo năng lượng để tiếp tục phát triển.
3. Tự hỏi mục tiêu nào cần đặc biệt tác động.
Doanh nghiệp sẽ không tồn tại trong một cái bong bóng. Các mục tiêu mà chúng ta đặt ra sẽ tác động đến cuộc sống cá nhân, cộng đồng và các thành viên làm việc trong nhóm. Ví dụ: nếu bạn mở rộng hoạt động trong năm nay, hãy để ý đến những ảnh hưởng mà nó sẽ mang lại cho những người xung quanh bạn, hãy nói chuyện với đồng nghiệp và đối tác về những vấn đề cốt lõi để có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hãy dùng nhiều thời gian hơn để giải quyết những vấn đề quan trọng này. Tham vọng là cần thiết để phát triển doanh nghiệp của bạn nhưng phải xem điều gì là tốt nhất. Nên cân bằng giữa tham vọng và khả năng.
4. Để phòng tự phát .
Khi các kế hoạch đang triển khai, bạn có thể rất dễ rơi vào bẫy của chính mình. Việc dự đoán quá mức thành quả kinh doanh có thể sẽ khiến bạn cảm thấy tự mãn và phát sinh những tính toán sai lầm. Ngược lại, nếu bạn quá cứng nhắc trong việc theo đuổi những kế hoạch đặt ra có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội bất ngờ. Hãy truyền đạt tầm quan trọng của tính linh hoạt trong kinh doanh đến team của bạn, khuyến khích các suy nghĩ khác nhau để đảm bảo các cơ hội, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
5. Lên kế hoạch ăn mừng từng thành quả nhỏ đã đạt được.
Nếu bạn giống các startup khác, sau khi đạt được một thành tựu nào đó sẽ tiếp tục tiến đến một mục tiêu khác mà không ngẫm nghĩ lại một cách thấu đáo. Hãy thay đổi điều đó vào năm 2020. Lập kế hoạch để suy nghĩ về những gì bạn đã học và tận hưởng những thành quả nhỏ đã đạt được. Xây dựng phần thưởng cho bản thân , kiểm kê ngân sách của bạn, tham gia những bữa tiệc nhỏ và các cuộc tụ họp với team của bạn. Dành thời gian vào cuối tháng để viết nhật ký về những mục tiêu và thành quả của bạn, lên lịch cho một kỳ nghỉ cho chính mình.
Theo Entrepreneurs