Chuyển tới nội dung

4 chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ phục hồi sau đại dịch

Ngay cả khi lệnh giãn cách đã được nới lỏng, hầu hết doanh nghiệp nhỏ vẫn đang chật vật để phục hồi sau giai đoạn thiệt hại nặng nề vừa qua.

Chúng ta sẽ cần vài năm để hiểu đầy đủ tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 nhưng một trong những điều có thể thấy rõ nhất hiện nay là tình trạng tuyệt vọng của nhiều doanh nghiệp nhỏ.

Số liệu thống kê của Fastwork cho thấy số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm tới gần 97% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam, là một phần thiết yếu của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm có nguồn vốn thấp hoặc gặp hạn chế về nguồn lực để chống chọi các cú sốc tài chính.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp cả nước đã phải tạm thời đóng cửa và một số ngành, nghề vừa hoạt động trở lại. Những doanh nghiệp có chi phí liên tục và doanh thu thấp hoặc về âm phải đối mặt với viễn cảnh đóng cửa.

Nhiều quốc gia đang bắt đầu hành động để cứu nhóm doanh nghiệp then chốt này. Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES) của Mỹ đã dành 349 tỉ USD để cho vay và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Việt Nam cũng thực thi một số biện pháp ban đầu như giữ nguyên nhóm nợ, miễn lãi cho một số đơn vị.

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng cần đưa ra quyết định tốt nhất có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Vài tuần qua, nhóm chuyên gia kinh tế tại Havard đã tìm hiểu các tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp nhỏ cũng như các giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

Dựa trên nghiên cứu, các cuộc thảo luận với nhiều CEO và nhóm lập pháp, các tài liệu học thuật rộng hơn, nhóm chuyên gia đã phác thảo một phần bối cảnh hiện tại cũng như hướng đi hậu đại dịch cho các doanh nghiệp nhỏ.

Hiện trạng chung của các doanh nghiệp nhỏ

Số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa và sa thải phần lớn người lao động

Ở Mỹ, 45% doanh nghiệp nhỏ phải tạm thời đóng cửa do COVID-19. Tổng số việc làm của các doanh nghiệp nhỏ giảm 40% kể từ cuối tháng 1. Làn sóng ‘tàn sát kinh tế’ diễn ra đặc biệt gay gắt tại tâm chấn của đại dịch Mỹ: thành phố New York.

Trong khu vực này, hơn 55% doanh nghiệp nhỏ đã đóng cửa và số việc làm giảm 44%. Tại khu vực Thái Bình Dương, tình trạng cắt giảm việc làm cũng nặng nề không kém.

Hầu hết doanh nghiệp nhỏ đều gặp vấn đề về dòng tiền mặt

Đa số các doanh nghiệp nhỏ chỉ có lượng tiền mặt ít hơn hai tháng chi phí để đối phó với cú sốc này. Doanh nghiệp trung bình có chi phí trung bình hàng tháng trên 10.000 USD thậm chí không có đủ tiền mặt để trang trải hai tuần chi tiêu.

Những kết quả này cho thấy việc không có vòng đời tín dụng hoặc dòng tiền mặt luân chuyển sẽ buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi tiêu mạnh tay hoặc khẩn cấp.

Vậy các doanh nghiệp nhỏ nên làm gì trong tình trạng hậu đại dịch hiện nay? Các chuyên gia đã đề xuất một số phương pháp dưới đây.

1. Đừng vội vàng quyết định, hãy lập kế hoạch chi tiết

Thật dễ dàng để hoảng loạn khi hàng ngàn người thất nghiệp, thị trường chứng khoán sụp đổ và vô số doanh nghiệp phá sản. Nhiều nghiên cứu tâm lí đã chỉ ra rằng con người có xu hướng phạm sai lầm khi gặp phải rắc rối về tài chính và áp lực xã hội – tình trạng hiện nay của các chủ doanh nghiệp nhỏ.

Vì vậy, hãy lên một kế hoạch chi tiết và cân nhắc thận trọng thay vì chạy theo đám đông hoặc hoảng sợ đến mức đưa ra quyết định đáng tiếc.

2. Tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng

Đại dịch COVID-19 là một cú sốc cho cả thế giới. Hầu như tất cả các khách hàng của bạn đã không còn giống như 15 ngày trước và có lẽ sẽ lại khác sau vài tháng nữa.

Dòng tiền ngắn hạn của bạn phụ thuộc vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng trong cuộc khủng hoảng. Vì vậy, khả năng tồn tại lâu dài của bạn phụ thuộc vào khả năng hiểu nhu cầu này sẽ thay đổi ra sao khi đại dịch kết thúc.

3. Thực hiện công đoạn kế toán một cách chính xác

Có lẽ bạn có thể tái định hướng doanh nghiệp của mình và tăng doanh thu trong đại dịch. Có lẽ bạn có thể phát triển mạnh trong giai đoạn hậu đại dịch. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đang phải chịu đựng thiệt hại và sau khi bạn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và dành thời gian để lên kế hoạch, bạn sẽ phải đưa ra một số quyết định khó khăn.

Trước tiên, hãy cố gắng hình thành các ước tính thực tế về dòng tiền cả trong và sau đại dịch. So sánh dòng tiền đó với chi phí cố định và những chi phí mà bạn có thể cắt giảm. Hãy nhớ rằng cắt giảm các chi phí linh hoạt sớm hơn để btiếp tục thanh toán các chi phí quan trọng hơn sau này có ý nghĩa rất lớn.

4. Giữ lực lượng nhân sự tốt

Nhân viên của doanh nghiệp luôn là tài sản quý giá nhất. Nếu bạn mất đi những người giỏi nhất trong cuộc khủng hoảng, việc khôi phục lại hoạt động sẽ còn khó khăn hơn nữa.

Ngay cả khi bạn phải cắt giảm đáng kể chi phí nhân sự do đại dịch, bạn vẫn cần duy trì khả năng tìm lại những nhân viên giỏi nhất khi thế giới mở cửa cho việc kinh doanh trở lại. Chìa khóa ở đây chính là tập trung vào lâu dài và thể hiện những kết nối con người chân thật nhất, dù vị trí của bạn là gì.

Theo Kinh tế tiêu dùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: (028)62706698 – 0903851305 – 0971482407 (Mr.Trung Hiếu)
Email: thuonghieu.nn@gmail.com

© Thương Hiệu Ngày Nay. All right Reserved